Gà shamo giống gà đá huyền thoại ẩn danh bạn chưa từng biết


Đang ky sv388 là vô cùng khó bởi vì sao, vì hiện nay có rất nhiều những nhà ngăn chặn những trang cá cược nhiều nhất nhất, bởi thế việc tham gia các trò cá cược nó đang trở nên rất khó khăn ở Việt Nam hôm nay mình chia sẻ với các bạn link để tham gia chơi không bao giờ bị chặn sv388.


Vào năm 1632, tướng quân thu hồi giấy phép buôn bán và mọi giao dịch của Nhật Bản với thế giới bên ngoài đều bị hủy bỏ.Các thương gia Trung Quốc, Bồ Đào Nha và Hà Lan là những người duy nhất được phép giao dịch với Nhật Bản. Khoảng giữa những năm 1600 và 1632, Nhật Bản nhập khẩu nhiều giống gia cầm khác nhau. Nhờ kỹ năng lai tạo tuyệt vời mà người Nhật đã tạo ra hàng loạt giống mới theo các thể loại gà chọi (gamefowl), gà gáy (longcrower) và gà đuôi dài (longtail); cả cỡ to lẫn cỡ nhỏ (bantam).

Một trong những giống gà Nhật Bản ấn tượng nhất là shamo, giống gà này trông bắt mắt với một số đặc điểm rất đặc trưng. Theo người Nhật, cái tên shamo bắt nguồn từ “Sham” tức cách gọi từ “Siam” của người Nhật (nghĩa là Xiêm, tên gọi cũ của Thái Lan). Nghiên cứu bản đồ gien chứng tỏ rằng quần thể gà shamo lâu đời nhất được phát hiện ở đảo Okinawa (miền nam Nhật Bản).

Người Nhật chia shamo thành các giống sau: O Shamo 大軍鶏 (đại quân kê), Chu Shamo 中軍鶏 (trung quân kê), Yakido, Nankin Shamo 南京軍鶏(nam kinh quân kê), Yamato Gunkei, Kinpa và giống sau cùng nhưng rất ấn tượng: Ko Shamo 小軍鶏(tiểu quân kê). 

Trong bài viết này, chúng ta tập trung vào hai giống o shamo and chu shamo. Hai biến thể này được Hiệp Hội Gia Cầm Nhật Bản (Japan Poultry Society) chính thức công nhận; đây là tổ chức duy nhất về gia cầm ở Nhật Bản được Bộ Văn Hóa Nhật Bản công nhận.

Gà chọi Thái (gaichon) được coi là nguồn gốc của giống gà shamo – lưu ý sự tương đồng về hình dáng so với gà shamo (hình trên một con tem Thái Lan).

Hai giống o shamo and chu shamo hoàn toàn giống nhau. Những khác biệt duy nhất là về kích thước và trọng lượng. Hiệp Hội Gia Cầm Nhật Bản đưa ra các tiêu chuẩn sau: o shamo trống 5.6 kg, o shamo mái 4.8 kg; chu shamo trống 4.1 kg, chu shamo mái 3.0 kg (theo ông Yoshihisa Kubota, cựu phó chủ tịch hiệp hội). Mặc dù được công nhận ở Nhật Bản, chu shamo lại không được công nhận ở châu Âu. Chỉ có hai ngoại lệ là Anh và Ý. Ngày nay, người Ý đã thực hiện một bước rất tiến bộ tại các triển lãm là cân gà shamo trước khi thả. Tại sao lại có thủ tục này và câu chuyện đằng sau là gì? Mọi người đều biết rằng gà lớn con thường có lợi thế về thị giác. Đơn giản là chúng trông bắt mắt hơn. Các nhà lai tạo những giống shamo nhỏ con hơn cho dù hình dáng và các đặc điểm khác rất đẹp lại không hề có cơ hội chiến thắng vì sẽ nhận được đánh giá từ các vị trọng tài chẳng hạn: không đủ to, quá nhỏ, thân quá mập, quá nhẹ… Điều này có đúng không?

Gà shamo là một kết hợp hoàn hảo các đặc điểm về kích thước, cân nặng, sức mạnh, sự điềm tĩnh, bền bỉ và tốc độ. Với trò chọi gà, shamo là một võ sĩ thực sự và có thể đá theo nhiều kiểu: cựa thường hay cựa sắt. Tuy nhiên, gà shamo cũng được nuôi làm cảnh rất phổ biến. Những đại diện điển hình của giống gà này thu hút sự quan tâm mọi người trong các triển lãm, ít nhất là ở bề ngoài ấn tượng, phong cách võ sĩ và những đặc điểm rất đặc trưng khác.

Dáng đầu hoàn hảo của gà shamo trống: mỏ ngắn, mắt trắng dã và lông mày lồi và không có tích.
Hình dáng gà shamo rất độc đáo. Những đặc điểm sau đây là điển hình của giống gà: dáng đứng thẳng, cao, cổ dài và hơi cong, đầu tương đối hẹp nhưng rộng với lông mày lồi và mỏ ngắn dày. Mồng dâu ba khía (triple-peacomb), mắt trắng dã hay hanh vàng (gà tơ). Không có tích. Nọng trung bình. Cánh ép sát vào thân và vai nhô cao. Chóp cánh phải chấm hông. Phía trước đùi và ức không có lông. Đặc điểm độc đáo nhất của shamo là dốc lưng hầu như liền lạc với đuôi. Theo tác giả về shamo và gà chọi Hà Lan, ông A. van Wulfften-Palthe, thì giữa dốc lưng và đuôi chấp nhận một góc khoảng 15 độ. Đuôi phải dài, hẹp dần nhưng không được có quá nhiều lông. Đùi phải rất cơ bắp và lộ hẳn ra ngoài.

Chân của gà shamo phải có tỷ lệ giữa đùi và cẳng từ 1 đến 1.5 lần. Màu của cẳng từ vàng cho đến vàng với đốm đen (chỉ với gà ô). Cẳng chân màu xanh ô-liu và đen tuyền được chấp nhận ở các nước châu Âu như không được chấp nhận ở Nhật Bản (theo ông Yoshihisa Kubota, Hiệp Hội Gia Cầm Nhật Bản).

Ở Nhật, nhiều biến thể màu được chấp nhận. Đáng tiếc là ở châu Âu, chỉ một số ít màu được chấp nhận mặc dù trên thực tế, gà shamo (như bất kỳ giống gà chọi nào khác) phải được đánh giá dựa trên hình dáng và các đặc điểm điển hình khác.

Gà shamo cũng có một số dòng “anh em” khác bên ngoài Nhật Bản. Đấy là các giống gà chọi shamo Brazil và shamo Đài Loan. Giống gà này cũng rất phổ biến ở châu Âu và những nơi khác; và ở một loạt nước khác cũng có những giống gà tương tự. Gà shamo Brazil và Đài Loan không được tiêu chuẩn hóa. Một lần nữa, chỉ có hai ngoại lệ là Ý và Anh.


Shamo là giống gà chọi rất ấn tượng và những võ sĩ đất Phù Tang này luôn thu hút được sự chú ý của rất nhiều người trong các triển lãm gia cầm. Về cách đánh giá, giống gà phải được đánh giá dựa trên kiểu (type), dáng, tỷ lệ và các đặc điểm điển hình khác của giống nòi. Đặc điểm võ sĩ không thể đánh giá chỉ qua bề ngoài nhưng theo quan điểm của tôi, một con gà chất lượng phải thể hiện tất cả những đặc tính của một con gà trống chừng nào mà nó hãy còn là gà chọi! Tiêu chuẩn lai tạo và đánh giá được áp dụng ở quê hương của giống gà shamo, Nhật Bản, cũng phải được áp dụng ở đây. Màu của gà chọi chẳng qua là tiêu chuẩn phân loại và không ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của các trọng tài. Tuy nhiên, một số nhà lai tạo và đánh giá lại đặt nó làm tiêu chí hàng đầu! Sự phổ biến của giống gà shamo vẫn đang gia tăng và tương lai của dòng giống võ sĩ đạo (samurai) là rất sáng lạn…
Share on Google Plus

About sv388

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét